http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62839
Nguyễn, A. T. (2018). Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn của Luật Hình sự Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
So với các công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về đề tài nguồn của luật hình sự, luận án có những điểm mới sau đây: Một là, luận án đã phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm nguồn của luật hình sự, đặc điểm và nhiệm vụ của nguồn của luật hình sự. Hai là, luận án đã xây dựng lý luận về mô hình hệ thống nguồn của luật hình sự. Tác giả luận án lần đầu tiên đề xuất quan điểm về nguồn giải thích của luật hình sự. Theo tác giả luận án, nguồn của luật hình sự là một hệ thống thống nhất, bao gồm hai bộ phận cấu thành là: 1) Nguồn quy định tội phạm, hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác và 2) Nguồn giải thích của luật hình sự. Ba là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống nguồn của luật hình sự trong các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới dưới góc độ luật so sánh. Bốn là, luận án đã khảo sát thực tiễn sử dụng cả hai loại nguồn của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Năm là, luận án đã nêu các yêu cầu và đề xuất các kiến nghị phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện nguồn của luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn, A. T. (2018). Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn của Luật Hình sự Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
So với các công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về đề tài nguồn của luật hình sự, luận án có những điểm mới sau đây: Một là, luận án đã phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm nguồn của luật hình sự, đặc điểm và nhiệm vụ của nguồn của luật hình sự. Hai là, luận án đã xây dựng lý luận về mô hình hệ thống nguồn của luật hình sự. Tác giả luận án lần đầu tiên đề xuất quan điểm về nguồn giải thích của luật hình sự. Theo tác giả luận án, nguồn của luật hình sự là một hệ thống thống nhất, bao gồm hai bộ phận cấu thành là: 1) Nguồn quy định tội phạm, hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác và 2) Nguồn giải thích của luật hình sự. Ba là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống nguồn của luật hình sự trong các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới dưới góc độ luật so sánh. Bốn là, luận án đã khảo sát thực tiễn sử dụng cả hai loại nguồn của luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Năm là, luận án đã nêu các yêu cầu và đề xuất các kiến nghị phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện nguồn của luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét