Chuyển đến nội dung chính

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan



Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan.


Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có xu hướng đầy đủ, tỷ mỉ hơn so với số liệu thống kê của Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan. Theo thống kê của Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan từ năm 1994 đến năm 2000, tỷ lệ cô dâu Việt Nam so với cô dâu các nước Đông Nam Á ở Đài Loan tăng khá nhanh. Năm 1994, cô dâu người Việt Nam chiếm 10,8%, năm 1995 chiếm 26,0%, năm 1997 là 36,7%, năm 1998 là 52,3%, năm 1999 là 54,8% và năm 2000 là 61,6%.
Sau năm 1997, số lượng các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan đột ngột gia tăng ở một vài địa phương thuộc đồng bằng Nam bộ như: Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng  Tháp…Một số tỉnh đã rộ lên “cơn sốt” lấy chồng ngoại. Lấy ví dụ ở tỉnh Tây Ninh (một tỉnh giáp với Cămpuchia, khá xa TP.Hồ Chí Minh), theo thống kê của Hội phụ nữ tỉnh và Sở Tư pháp, năm 1995 mới chỉ có 78 vụ kết hôn giữa cô dâu Việt và chú rể Đài Loan. Sau đó, con số này cứ tăng dần. Năm cao nhất, năm 2004 với 2.200 vụ. Trong số 11.047 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, có 79,8% lấy chồng Đài Loan; 10,5% lấy chồng Hàn Quốc; còn lại là các nước khác. Ở tỉnh Cần Thơ, theo số liệu của Sở Tư pháp, từ năm 2000 đến tháng 2 năm 2004, có 12.076 vụ kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, trong số đó là 11.229 vụ giữa người Việt Nam với người Đài Loan, chiếm 92,98%. Một số xã, phường của tỉnh Cần Thơ có số người “lấy chồng ngoại”nhiều hơn chồng nội, như chẳng hạn xã Tân Lập thuộc huyện Thốt Nốt còn được người dân gọi là “đảo Đài Loan”. Năm 1999, cả xã có 79 vụ kết hôn, trong số đó có 11vụ kết hôn giữa người Việt với nhau, còn lại 68 vụ kết hôn với người nước ngoài. Trong số 68 vụ kết hôn với người nước ngoài thì kết hôn giữa các cô gái Việt Nam với đàn ông Đài Loan chiếm 64 vụ. Năm 2000, cũng tại xã trên, tổng số vụ kết hôn là 156, chỉ  có 16 vụ kết hôn giữa người Việt với nhau, còn lại 140 vụ kết hôn giữa các cô gái Việt Nam và đàn ông Đài Loan.
Việc gia tăng các cuộc hôn nhân cô dâu Việt-chồng Đài Loan có nhiều lý do, trong đó, có sự tăng cường các hoạt động buôn bán, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan.Số liệu thống kê cho thấy, cùng với sự gia tăng số vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam, liên quan tới sự gia tăng các cặp hôn nhân Đài-Việt.
Ngay sau khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, xóa bỏ bao cấp, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư Đài Loan đã sớm có mặt tại Việt Nam. Đến năm 1993, việc đầu tư vào Việt Nam được được đẩy mạnh cùng với chính sách hướng nam(Southward Policy) của Đài Loan. Tháng 7 năm 1993, Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội được thành lập. Trước đó, một tổ chức tương tự “Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc” cũng được thành lập tại TP.Hồ Chí Minh. Quan hệ kinh tế-văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan được mở rộng và tăng cường trên mọi lĩnh vực.


Trong lĩnh vực đầu tư, số vốn Đài Loan ở Việt Nam khá lớn, luôn là một trong số 10 nước dÉn đầu. Số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam cho thấy đến hết năm 2005,số vốn đầu tư Đài Loan vào Việt Nam là 7,7 tỷ đôla Mỹ và con số này có thể vượt quá 10 tỷ đô la nếu tính cả số vốn đầu tư thông qua nước thứ ba. Như vậy, cứ 5 tỷ đô la Mỹ đầu tư trực tiÕp của nước ngoài ở Việt Nam thì có 1 tỷ lµ của các nhà đầu tư Đài Loan. Khoảng 3.500 công ty Đài Loan đang hoạt động ở Việt Nam, phần lớn trong số đó là các công ty vừa và nhỏ, 80% số công ty trên tập trung ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Các công ty, xí nghiệp của Đài Loan tạo việc làm cho 800.000 người Việt Nam và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế Việt Nam và góp phần thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Ở Việt Nam, Đài Loan đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp tiêu dùng, ô tô- xe máy, cơ sở hạ tầng. Việc gia tăng những hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư kéo theo gia tăng các lĩnh vực khác như du lịch, trao đổi văn hóa giữa hai nước. Số lượng người Đài Loan đến Việt Nam làm ăn, tham quan du lịch…cũng tăng theo.Tất cả những hoạt động trên, dĩ nhiên, cũng có những tác động nhất định đến hôn nhân Đài -Việt.
Song, ở mức độ khác, cũng cần thấy rằng phần lớn những cặp hôn nhân cô dâu Việt-chú rể Đài xảy ra ở vùng Nam bộ Việt Nam, trong khi đó hiện tượng trên ở Bắc bộ và Trung bộ là không đáng kể. Lý giải điÒu này có thể do, thứ nhất, là do hoạt động kinh tế, đầu tư của người Đài Loan chủ yếu tập trung  vào các tỉnh Nam bộ và do đó dẫn tới sự tập trung số lượng đông đảo các thương gia, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, kỹ sư, công nhân người Đài Loan…ở Nam bộ và nhất là TP. Hồ Chí Minh. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hôn nhân cô dâu Việt-chú rể Đài xuất hiện khá sớm tại những nơi có nhiều người Đài Loan sinh sống. Sự quen biết giữa những nhà doanh nghiệp, nhân viên người Đài Loan với những thiếu nữ người Việt làm trong các cơ sở sản xuất, văn phòng của họ mở đầu cho những mối quan hệ có thể dẫn đến hôn nhân. Nguyên nhân thứ hai, cũng khá quan trọng,  miền đất Nam bộ, nhất là các tỉnh quanh TP. Hồ Chí Minh, là nơi có nhiều người Hoa sinh sống. Theo thống kê, cả nước ước tính có khoảng 1 triệu người Hoa là công dân Việt Nam và khoảng 5.000 Hoa kiều. Hiện có 45 vạn người Hoa đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh và khoảng 40 vạn người Hoa sinh sống ở các tỉnh Nam bộ.Những người Hoa là cầu nối, là tầng lớp trung gian, giúp các chú rể Đài Loan và các cô gái Việt hiểu nhau hơn.
Sự gần gũi về địa lý cũng là nguyên nhân đáng lưu ý, Đài Loan gần với Việt Nam hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á. Ngay từ xa xưa giữa Việt Nam và Đài Loan đã có những quan hệ giao lưu buôn bán. Từ năm 1995 trở lại đây, đường bay giữa TP.Hồ Chí Minh và Đài Bắc, TP.Cao Hùng  được thiết lập đã nối liền Việt Nam với Đài Loan sau vài giờ bay, tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triÓn quan hệ kinh tế-văn hóa giữa hai quốc gia, cũng như quan hệ hôn nhân Đài-Việt.
Sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa giữa Đài Loan và người Việt gốc Hoa đã khiến cho họ trở thành lực lượng trung gian giữa các cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy, ở TP.Hồ Chí Minh có 41,18% phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan là người Hoa. Mặt khác, khác với đồng bằng Bắc bộ, chỉ có người Việt sinh sống, ngược lại, đồng bằng Nam bộ từ lâu đã có sự cư trú xen cài giữa người Việt và các dân tộc khác như người Chàm, người Khơ me…nên hiện tượng hôn nhân hỗn hợp giữa người Việt với các dân téc khác là chuyện bình thường. Do vậy, hiện tượng cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan cũng không có gì đặc biệt, người dân dễ chấp nhận.
Sau ngày giải phóng, nhất là những năm sau đổi mới, kinh tế-xã hội nước ta có những thay đổi lớn, đời sống người dân được cải thiện.Song, sự phát triển kinh tế trong những năm qua cũng cho thấy có sự phân tầng trong cộng đồng dân cư. Khoảng cách giàu-nghèo, giữa đô thị và nông thôn ngày càng nới rộng, nhất là vùng sâu, vùng xa, là những nơi trước kia vốn là những căn cứ cách mạng. Tỷ lệ đói nghèo ë vùng sâu, vùng xa có nơi vượt trên 50%,do độc canh cây lúa là chủ yếu, năng xuất lao động thấp, dôi thừa sức lao động trong nông nghiệp,v.v….Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn: đường giao thông, mạng lưới điện, trường học, trạm y tế…
Cùng với đói nghèo về vật chất, thu nhập là sự thiếu thốn về đời sống tinh thần. Việc học hành của con cái không được cha mẹ quan tâm, khiến cho mặt bằng dân trí rất thấp. Người dân chỉ tập trung lo kiếm sống. Trong khi đó, đại bộ phận thanh niên ở vùng sâu, vùng xa không có việc làm nhưng lại muốn đổi đời nhanh chóng. Đây là lý chính làm bùng lên “làn sóng”lấy chồng ngoại ở Việt Nam thời gian gần đây nói chung và víi người Đài Loan nói riêng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tượng các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan diễn ra trong bối cảnh như vậy.Ở đây, chúng tôi muốn lưu ý đến sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Đài Loan, nhất là lĩnh vực đầu tư của họ, mặt khác là tình trạng nghèo đói ở vùng nông thôn, nhất là vùng nông thôn Nam bộ. Việt Nam và Đài Loan có nhiều tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán.Tất cả những nguyên nhân trên sẽ có tác động nhất định đến các mối quan hệ hôn nhân giữa các cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan.
Mời các bạn quan tâm tham khảo bài viết cùng chủ đề  “Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan: thực trạng - hệ quả - giải pháp” của tác giả Trần Hồng Vân tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25166

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Giới thiệu luận văn “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Chinh http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23593 Việc báo chí và truyền thông đại chúng (TTĐC) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh – sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung không phải là vấn đề lạ lẫm. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến sự ảnh hưởng của TTĐC đến hành vi của trẻ em, đến giới trẻ. Tại Việt Nam, với sự ra đời của 105 báo, tạp chí điện tử đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn và đa dạng đối với giới trẻ. Không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin hữu ích, báo điện tử tại Việt Nam còn đóng vai trò định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, hành vi và lối sống cho giới trẻ. Tuy nhiên, báo điện tử vẫn chưa thực sự làm tốt vai trò của mình. Do sức ép từ doanh thu, một số báo điện tử đã “bất chấp” đưa ra những thông tin thiếu trung thực, rẻ tiền, xoáy quá sâu...