Chuyển đến nội dung chính

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/15547



Giới thiệu luận văn “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh


Các khu kinh tế cửa khẩu không chỉ là động lực quan trọng phát triển địa phương mà còn là nền tảng phát triển kinh tế quốc gia.
Về khung khổ pháp lý và các chính sách ưu đãi như thuế, phí, vốn… đã được kiện toàn và là cơ hội để các địa phương tạo bước đột phá từ các khu kinh tế cửa khẩu này, tuy nhiên để khai thác hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu cũng còn không ít vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Với hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, phí, sử dụng đất, sau hơn 15 năm kể từ khi thành lập khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên, hầu hết các tỉnh có biên giới đất liền (21/25 tỉnh) đã thành lập khu kinh tế cửa khẩu.
Đến nay, trên toàn quốc có 28 khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích hơn 600.000 ha, thu hút được khoảng gần 70 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 40.000 tỷ đồng. Riêng khu cửa khẩu kinh tế Cha Lo (Quảng Bình) kể từ khi thành lập và chính sách ưu đãi theo Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách và kinh tế tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, năm 2005 mới có 3.541 lượt phương tiện xuất nhập cảnh và chỉ đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN) được 7 tỷ đồng thì đến năm 2011 lượng phương tiện tăng đáng kể là 65.308 lượt và đóng góp cho ngân sách là 161,9 tỷ đồng, tăng gần 23 lần. Nếu như năm 2012, kim ngạch xuất, nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đạt hơn 447 triệu USD thì đến năm 2013, tổng kim ngạch đã đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 260% so với năm 2012. Riêng 8 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013…


Title: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Authors: Nguyễn, Quốc Anh
Keywords: Khu kinh tế;Kinh tế chính trị;Kinh tế cửa khẩu;Việt Nam
Issue Date: 2009
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 111 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/15547
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan. Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có ...

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ

Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.        Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba. Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, s...