Bài
viết: Từ phạm trù "nhân" của Nho giáo đến phạm trù "nhân"
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tác
giả: Phan Mạnh Toàn
Tóm
tắt: Bài viết phân tích “Nhân”của Nho giáo và “Nhân” trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Theo tác giả, trong Nho giáo Trung Quốc sơ kỳ, nhân được hiểu là yêu
thương con người, là đạo làm người mà cốt lõi là trung - thứ, là một phẩm chất
của người quân tử. Trong Nho giáo Việt Nam, ngoài những nội dung trên, nhân còn
là yêu nước, thương dân; là khoan dung độ lượng, là yêu chuộng hòa bình. Quan
niệmcủa Hồ Chí Minh về nhân không hoàn toàn giống quan niệm của Nho giáo về
nhân. Đối với Hồ Chí Minh, nhân còn là tình yêu thương đối với Tổ quốc, đồng
bào, nhân loại cần lao, là sự đấu tranh xóa bỏ áp bức và bất công, giải phóng
con người
Ở
Việt Nam, tình thương và lòng nhân ái của nhân dân ta trước hết là sản phẩm tất
yếu của lịch sử xã hội Việt Nam, được nảy sinh từ thực tiễn đấu tranh dựng nước
và giữ nước.
Nho
giáo và Phật giáo tồn tại và từng giữ vị trí chi phối trong một thời gian dài
trong lịch sử nước ta, nên có ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của nhân dân ta là
điều không tránh khỏi. Nhưng điều đó không có nghĩa là lòng nhân ái của dân tộc
ta nhất thiết phải lấy từ Nho hoặc Phật. “Nhân” ở Việt Nam không phải là “bản
sao” của “Nhân” trong Nho giáo Trung Quốc hay “từ bi” của đạo Phật. Nhân dân ta
tiếp thu những nội dung nhất định của “Nhân” là bởi đạo lý đó có điều phù hợp với
nhu cầu của dân tộc ta. Nhân dân ta vốn sống nhân ái, vị tha trước khi biết đến
đạo lý “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” của Nho giáo. Dĩ nhiên, Nho giáo cũng có
vai trò nhất định trong việc giúp nhân dân ta đúc kết, hệ thống hóa một số quan
điểm đạo đức truyền thống của dân tộc.
Có
thể nói, từ phạm trù “Nhân” trong Nho giáo Trung Quốc đến phạm trù “Nhân” trong
Nho giáo ở Việt Nam có một quá trình vận động, biến đổi phức tạp, thăng trầm
theo dòng lịch sử. Trong quá trình vận động ấy diễn ra sự ảnh hưởng, tiếp biến
và làm “khúc xạ” nội dung của nó. Ở Việt Nam, những nội dung ấy không còn
nguyên xi như quan niệm của các “thánh hiền” Nho giáo Trung Quốc, mà được tiếp
thu có chọn lọc, được bổ sung, làm phong phú bởi truyền thống nhân văn của dân
tộc, gắn liền với yêu cầu của mỗi thời lỳ lịch sử, với vai trò, phẩm chất của
chủ thể. Tuy nhiên, phạm trù “Nhân” trong Nho giáo ở Việt Nam có những sắc thái
riêng nhất định bởi nó được bổ sung bằng thực tiễn lịch sử và truyền thống văn
hóa Việt Nam:
Thứ
nhất, “Nhân” trong Nho giáo ở Việt Nam cũng mang nội dung trước hết là “yêu người”,
song “yêu người” gắn với yêu nước, thương dân. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng,
“Khái niệm nhân ái Nho giáo vào tâm tư người Việt Nam thành ra yêu đồng bào,
yêu Tổ quốc trước hết”. Yêu nước thực chất chính là yêu thương con người ở một
trình độ cao hơn. Tình thương đó không chỉ đơn thuần là tình thương của cá nhân
này với một cá nhân khác, mà cao hơn thế, nó còn phản ánh quan hệ giữa cá nhân
với cộng đồng; cộng đồng đó là nhân dân, là đất nước. Nó gắn vận mệnh của cá
nhân với vận mệnh và sự sống còn, tồn vong của dân tộc. Vị trí của dân được đề
cao, vai trò của dân được xem trọng. Nhân nghĩa gắn liền với chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Giáo sư Vũ Khiêu nhận xét: “Coi chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa nhân đạo là đạo lý làm người là nội dung của nhân nghĩa theo cách
hiểu của Việt Nam, nho sĩ Việt Nam vay mượn những lời lẽ của Khổng Tử để cổ vũ
cho đạo lý ấy”.
Thứ
hai, “Nhân” chứa đựng một tinh thần khoan dung độ lượng cao cả, độ lượng với những
kẻ lầm đường lạc lối, khoan dung với ngay chính kẻ thù xâm lược khi chúng đã thất
bại đầu hàng. Đó là một phương châm xử thế đậm chất truyền thống dân tộc.
Người
trong quan niệm của các nhà nho tiến bộ ở Việt Nam không phải là con người
chung chung trừu tượng, phi giai cấp, phi lịch sử; “người” ở đây được thể hiện
rất rõ ràng - đó là người dân lao động lầm than khổ cực, là những dân “manh lệ”,
là “dân đen”, “con đỏ”, những người dân nô lệ mất nước, bị áp bức. Cần nói thêm
rằng, “yêu người” trong quan niệm của các nhà Nho Việt Nam cũng bao hàm cả nội
dung “ghét người”, song đối tượng của sự “ghét” ở đây cũng được xác định cụ thể
- đó là ghét kẻ xâm lăng, ghét kẻ giả nhân giả nghĩa lợi dụng chiêu bài nhân
nghĩa để reo rắc tai họa cho người khác, cho nhân dân nước khác - nói chung là
ghét kẻ thù xâm lược, “thề không đội trời chung với quân nghịch tặc”. Mặc dù vậy,
khi chúng đã thất bại lại khoan dung, mở đường “hiếu sinh” mà không “hiếu sát”.
Thứ
ba, tư tưởng yêu chuộng hòa bình, tránh binh đao; xây dựng đất nước hòa bình,
nhân dân no đủ, xã hội hoà mục là lý tưởng cao nhất của nhân nghĩa Việt Nam. Một
xã hội ổn định, thái bình, không có binh đao khói lửa chiến tranh, trên dưới
vua tôi hoà mục là điều mà các nhà Nho Việt Nam mong mỏi.
Nhận xét
Đăng nhận xét