http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36834
Nam Cao có một khối lượng tác phẩm khá lớn kể từ trước và sau năm 1945.
Nhưng những sáng tác truyện ngắn của ông trước năm 1945 là khẳng định được phong cách của nhà văn hơn cả và chiếm một số lượng lớn.
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có 55 truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước năm 1945.
Trong Tuyển tập Nam Cao, do Hà Minh Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu (NXB Văn học, tái bản, 2002) thì có 41 truyện ngắn.
Đó là những truyện ngắn đã được khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao. Bên cạnh việc khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau năm 1945, chúng tôi còn khảo sát thêm những truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả khác như truyện ngắn của Thạch Lam, của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng…để trên tinh thần đó có cơ sở đối sánh những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng về chủ thể, kết cấu, lời văn và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao so với các tác giả hiện thực cùng thời.
Cùng với việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao để tiếp thu một số thành tựu của các công trình khoa học trước đó.
Từ đó tạo đà cho việc triển khai và đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá thành công trên nhiều phương diện từ phong cách nghệ thuật, đến thi pháp của tác phẩm Nam Cao.
Một số công trình luận án tiến sĩ, hay những công trình của các nhà nghiên cứu chuyên sâu đã từng bàn đến rất nhiều xoay quanh tác giả, tác phẩm Nam Cao. Với đề tài khoa học này, luận văn tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản xoay quanh Chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao.
Trong mỗi vấn đề lớn đó người viết cố gắng bóc tách nghiên 9 cứu những khía cạnh nhỏ hơn nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ tác động qua lại của chúng với nhau để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn hấp dẫn của Nam Cao.
Mặc dù nghiên cứu riêng biệt, cụ thể song cần chỉ ra sợi dây liên kết giữa các yếu tố với nhau để thấy rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố nghệ thuật mang lại chứ không phải là “đặc quyền” của bất kỳ một yếu tố nghệ thuật riêng lẻ nào.
Cũng vậy, giữa chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật có một mối liên hệ khăng khít với nhau trong truyện ngắn Nam Cao, cũng như trong bất kỳ một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào
Nam Cao có một khối lượng tác phẩm khá lớn kể từ trước và sau năm 1945.
Nhưng những sáng tác truyện ngắn của ông trước năm 1945 là khẳng định được phong cách của nhà văn hơn cả và chiếm một số lượng lớn.
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì có 55 truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước năm 1945.
Trong Tuyển tập Nam Cao, do Hà Minh Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu (NXB Văn học, tái bản, 2002) thì có 41 truyện ngắn.
Đó là những truyện ngắn đã được khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao. Bên cạnh việc khảo sát hệ thống truyện ngắn của Nam Cao trước và sau năm 1945, chúng tôi còn khảo sát thêm những truyện ngắn tiêu biểu của những tác giả khác như truyện ngắn của Thạch Lam, của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng…để trên tinh thần đó có cơ sở đối sánh những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng về chủ thể, kết cấu, lời văn và giọng điệu của truyện ngắn Nam Cao so với các tác giả hiện thực cùng thời.
Cùng với việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Nam Cao để tiếp thu một số thành tựu của các công trình khoa học trước đó.
Từ đó tạo đà cho việc triển khai và đề xuất ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá thành công trên nhiều phương diện từ phong cách nghệ thuật, đến thi pháp của tác phẩm Nam Cao.
Một số công trình luận án tiến sĩ, hay những công trình của các nhà nghiên cứu chuyên sâu đã từng bàn đến rất nhiều xoay quanh tác giả, tác phẩm Nam Cao. Với đề tài khoa học này, luận văn tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản xoay quanh Chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao.
Trong mỗi vấn đề lớn đó người viết cố gắng bóc tách nghiên 9 cứu những khía cạnh nhỏ hơn nhằm làm nổi bật lên mối liên hệ tác động qua lại của chúng với nhau để tạo nên một chỉnh thể tác phẩm truyện ngắn hấp dẫn của Nam Cao.
Mặc dù nghiên cứu riêng biệt, cụ thể song cần chỉ ra sợi dây liên kết giữa các yếu tố với nhau để thấy rằng mỗi một tác phẩm nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố nghệ thuật mang lại chứ không phải là “đặc quyền” của bất kỳ một yếu tố nghệ thuật riêng lẻ nào.
Cũng vậy, giữa chủ thể trần thuật; Kết cấu trần thuật; Lời văn và giọng điệu trần thuật có một mối liên hệ khăng khít với nhau trong truyện ngắn Nam Cao, cũng như trong bất kỳ một tiểu thuyết hay truyện ngắn nào
Title: | Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 |
Authors: | Hà, Văn Đức, người hướng dẫn Đào, Thanh Nga |
Keywords: | Nghệ thuật tự sự Truyện ngắn Văn học Việt Nam |
Issue Date: | 2010 |
Publisher: | ĐHKHXH & NV |
Abstract: | 126 tr. + CD-ROM Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Electronic Resources |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36834 |
Appears in Collections: | USSH - Master Theses |
Nhận xét
Đăng nhận xét