Chuyển đến nội dung chính

Tư tưởng nhập thế của Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19451



Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I trước Công nguyên và đồng hành trong đời sống tinh thần của dân tộc. Tuy nhiên, chỉ đến khi đến khi xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm mà vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ nhất ở thế kỷ 13 thì Phật Giáo Việt Nam mới chính thức có tông phái riêng với nền tảng triết lý và phương pháp hành đạo riêng. Tư tưởng nhập thể đạo đời không tách rời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là sản phẩm mang đậm nét văn hóa, cốt cách Việt Nam.
Cách đây hơn 700 năm, vào tháng 8 năm Kỉ Hợi 1299, Hoàng đế Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh, lấy đạo hiệu Hương Vân Đại Đầu Đà, đánh dầu sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Kể từ đó, Thiền phái này phát triển lên đỉnh cao với ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang gọi chung là Trúc lâm Tam Tổ. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Hoàng đế Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Giáo sư triết học Thái Kim Lan cho rằng di sản của Hoàng đế Trần Nhân Tông để lại không chỉ có giá trị về mặt tư tưởng triết học Phật giáo mà còn mang tính thời đại: “Về mặt tư tưởng, ông sáng lập ra một dòng Phật giáo Việt Nam và ứng dụng được lý thuyết của đạo phật một cách linh động và sáng tạo để tạo lên một nếp sống văn minh của người VN thời Lý Trần. Nếp sống của ông đơn giản, bình dị. Mặc dù ông là một đấng quân vương nhưng ông luôn nghĩ tới người khác, thực hiện nhân ái, trí tuệ, kêu gọi nếp sống đạo đức”.


Sau hơn 700 năm phát triển, đến nay, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã chứng tỏ là dòng Thiền mang đậm dấu ấn của văn hóa Đại Việt, mà đỉnh cao của nó là tư tưởng nhập thế, đạo không tách với đời. Biểu hiện sinh động nhất của dòng thiền này là chủ trương nhập thế tích cực hơn bao giờ hết để phật tử vừa xây dựng một đời sống theo đạo lý Thiền, vừa làm tròn trách nhiệm của một công dân đối với việc xây dựng và phát triển đất nước.
Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Hữu Sơn cho biết: “Trần Nhân Tông mở ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên cơ sở những nhận thức thu được từ ông của mình Trần Thái Tông và cha của mình, ông đã đẩy lên thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nghĩ đến những đặc trưng cơ bản trước hết là tinh thần nhập cuộc, hòa quang đồng trần, tính chất nhập thế. Phật giáo mà lại nhập thế gắn với quốc gia, với dân tộc và gắn ngay với bản thân mình, ý thức, con người mình, tâm thế của mình với đời sống xã hội cho nên Trần Nhân Tông luôn nói về ý thức, đời sống, cuộc sống tu hành nhưng không xa thế gian”.


Tinh thần nhập thế Phật giáo thời Trần xuất phát từ lời dạy của một Quốc Sư Phù Vân dành cho Trần Thái Tông “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng”. Mọi người đều có thể đến với triết lý nhà Phật ngay giữa cuộc đời, bất luận là tu sĩ xuất gia, hay tại gia, nam hay nữ chỉ cần sống thiện, sống tốt là được. Điều đó có nghĩa là nó cũng có ảnh hưởng tương tác với lịch sử tư tưởng dân tộc từ đó trở về sau. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn, tinh thần nhập thế này được tiếp tục phát huy bởi các thế hệ đệ tử của Trúc Lâm sau này: “Nói đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  là nói đến những ngôi chùa có tên như Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Hoa Nghiêm. Những chùa đó và hệ thống kinh sách thời kỳ này có sức sống mãnh liệt và truyền vào cho chúng sinh. Điều đó cho thấy thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với đạo pháp dân tộc, âm ỉ trường tồn. Chính vì thế mà chùa Vĩnh Nghiêm, Hoa Nghiêm...được xây dựng ở nhiều nơi như Huế, Sài Gòn. Đến nay khá nhiều nơi trên thế giới với cộng đồng người Việt đều có những chùa đó từ Ấn Độ hay một số nước Đông Âu, đều có chùa lấy tên theo định hướng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”. 
Thiền phái Trúc Lâm đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này không chỉ tạo ra bản sắc Thiền tông Đại Việt mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị văn hóa xã hội nước nhà. Việc định hướng bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở rộng biên cương, chấn hưng văn hóa Đại Việt của nhà Trần đều mang dấu ấn quan điểm Phật giáo, nhất là tư tưởng tùy duyên mà vui với đạo của Thiền phái.


Như vậy, tinh thần nhập thế của thiền phái Trúc Lâm là một sản phẩm tinh thần mang tính thuần Việt, văn hóa Việt và cốt cách Việt. Tinh thần nhập thế nói riêng, tinh thần Trúc Lâm nói chung đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề lịch sử đặt ra vào thời đại đó và kéo dài tới ngày nay và đồng hành cùng lịch sử văn hóa dân tộc tới mai sau

Title: 


Tư tưởng nhập thế của Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử
Authors: Lê, Thuỳ Dương
Keywords: Tư tưởng nhập thế
Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử
Lịch sử
Phát triển
Issue Date: 2006
Publisher: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
Series/Report no.: Số 263;
Description: Tr. 33-40
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19451
Appears in Collections:Nghiên cứu Phật học và Phật hoàng Trần Nhân Tông (LIC)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa zerumbone trong một số cây thuốc thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) Việt Nam và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36955 Citation Vương, V. T. (2016). Nghiên cứu chiết tách và chuyển hóa zerumbone trong một số cây thuốc thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) Việt Nam và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Phân tích, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36956 Citation Lương, C. L. (2016). Phân tích, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/37005 Keywords Hóa vô cơ, Nguyên tố hóa học, Đất hiếm, Hoạt tính sinh học Citation Lê, M. T. (2011). Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm với Isolơxin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations