Chuyển đến nội dung chính

Sự thay đổi tôn giáo và bản sắc của người H'Mông ở Việt Nam



Người H'Mông (RPA: Hmoob/Moob; phát âm: m̥ɔ̃ŋ hay Mông), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar.


Người H'Mông nói tiếng H'Mông, một ngôn ngữ chính trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền. Tiếng H'Mông vốn chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmông Latin hóa (RPA) được lập từ năm 1953


Với số dân hơn 80 vạn người- đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc và cư trú ở vùng núi cao phía Bắc và phía Tây, người Hmông có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc và có truyền thống từ lâu đời.
Dân tộc Hmông phân bố khắp trên các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và số ít ở Phú Thọ. Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), một bộ phận Người Hmông di cư vào sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên. Người Hmông ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hoá với cộng đồng người Mẹo ở Lào, người Mông ở Thái Lan, người Miêu ở Trung Quốc và Myanma.


Tuy cư trú ở độ cao từ 700m đến 1.500m, rải rác khắp nơi trên miền núi phía Bắc Việt Nam và trên Tây Nguyên, nhưng tộc người Hmông vẫn duy trì được bản sắc văn hoá độc đáo của mình trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.
Người Hmông ăn một ngày hai lần, vào những ngày mùa ăn ba lần; ăn bột ngô đồ là chính, ăn cơm là phụ. Thức ăn có rau đậu xào mỡ và canh. Trong dịp lễ tết, hay nhà có khách thường được thiết đãi bằng thịt gà, rượu. Họ hút thuốc lào bằng điếu cày là phổ biến. Nếu chủ nhà tự tay nạp thuốc vào điếu mời khách hút, được coi là cử chỉ quí mến khách. Trong năm, người Hmông ăn hai tết lớn: tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch (lịch mỗi tháng có 30 ngày, hết 12 tháng là tết), tết ngày 5 tháng 5- tết Đoan ngọ. Ở Việt Bắc, người Hmông còn ăn tết vào ngày 13 tháng 3 và ngày 13 tháng 6 hàng năm. Ở Lào Cai, Yên Bái người Hmông ăn tết ngày 7 tháng 7 (tết đốt vàng mã cho tổ tiên). Tết Đoan ngọ (ngày 5 tháng 5) mới là ngày quan trọng nhất, ngày sum họp đại gia đình và gặp gỡ người cùng giao trong bữa tiệc cỗ rượu linh đình.


Trước kia, ma chay của người Hmông thường được tổ chức kéo dài từ 5 đến 7 ngày, ngày nay giảm xuống còn từ 2 đến 3 ngày. Khi gia đình có người chết, họ đi mời người (thầy mo) đến làm thủ tục cúng hát mở đường, sau đó mới tiến hành khâm liệm (áo ngoài bằng lanh thì mới được đoàn tụ với tổ tiên). Cách hành xử mỗi nơi mỗi khác: có nơi để người chết trên "cáng" treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt ngang cửa ra vào. Có nơi người chết được đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp để dễ dàng xem mặt người chết. Trong lúc hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn đường cho người chết về với tổ tiên, người ta mang một con gà đã chết để nguyên lông đặt trong âu bột ngô để phía dưới người chết. Trong đám ma người Hmông dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn đưa người chết về với tổ tiên được êm đẹp. Sau khi chôn cất xong, nếu là nam giới, người ta cắm 9 cành lá, nữ giới cắm 7 cành để đánh lạc hồn người chết không quay về làm hại những người thân trong gia đình. Lễ cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên sau khi chôn cất hoặc kéo dài một hay vài năm.
 Thờ cúng tổ tiên, đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã chết. Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống làm những nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình và tiến hành những nghi thức nhằm thờ phụng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường đặt ở vị trí gian giữa, nhiều dòng họ Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20- 30cm. Nơi đặt bàn thờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có con trai mới được đến gần bàn thờ. Người Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… đối với hồn cụ, ông, cha ở thế giới bên kia.
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người Hmông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái riêng biệt: "Xử Cả" là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà người Hmông, gắn liền với sự giàu có, nhất là tiền bạc. Nơi thờ "Xử Cả" ở tấm ván hậu gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán hai miếng giấy bản màu vàng và bạc cắm 3 hoặc 9 lông gà, bôi ít máu gà. Mỗi năm cúng xử cả một lần vào đêm 30 tết, đồ cúng là một con gà trống màu đỏ.
Mời các bạn quan tâm đến đề tài tham khảo bài viết cùng chủ đề “Sự thay đổi tôn giáo và bản sắc của người H'Mông ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thắng tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24333

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Giới thiệu luận văn “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Chinh http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23593 Việc báo chí và truyền thông đại chúng (TTĐC) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh – sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung không phải là vấn đề lạ lẫm. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến sự ảnh hưởng của TTĐC đến hành vi của trẻ em, đến giới trẻ. Tại Việt Nam, với sự ra đời của 105 báo, tạp chí điện tử đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn và đa dạng đối với giới trẻ. Không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin hữu ích, báo điện tử tại Việt Nam còn đóng vai trò định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, hành vi và lối sống cho giới trẻ. Tuy nhiên, báo điện tử vẫn chưa thực sự làm tốt vai trò của mình. Do sức ép từ doanh thu, một số báo điện tử đã “bất chấp” đưa ra những thông tin thiếu trung thực, rẻ tiền, xoáy quá sâu...

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan. Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có ...