Chuyển đến nội dung chính

Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ



Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.   


  
Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.


Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. P Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài vào đêm Giáng Sinh năm 1925 trong lúc tình trạng nước Việt Nam đang rất hỗn độn. Cao Đài nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ. Theo thông tin của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, dẫn thống kê năm 2010 của các tổ chức Cao Đài thì có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ, còn theo Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng trong năm 2009 thì số người tự xem mình là tín đồ Cao Đài tại Việt Nam là 807.915 người, cũng có nguồn ghi hơn 5 triệu. Về mặt tổ chức đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận. Trên toàn quốc có 35/38 tỉnh thành đạo Cao Đài hoạt động với 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 nghìn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao Đài). Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc. Theo trang thông tin và truyền giáo Cao Đài hải ngoại, số tín đồ Cao Đài là khoảng 5 triệu

Mời các bạn quan tâm đến đề tài tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ” của tác giả Lê Thị Tố Điệp tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34004













Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Giới thiệu luận văn “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Chinh http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23593 Việc báo chí và truyền thông đại chúng (TTĐC) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh – sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung không phải là vấn đề lạ lẫm. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến sự ảnh hưởng của TTĐC đến hành vi của trẻ em, đến giới trẻ. Tại Việt Nam, với sự ra đời của 105 báo, tạp chí điện tử đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn và đa dạng đối với giới trẻ. Không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin hữu ích, báo điện tử tại Việt Nam còn đóng vai trò định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, hành vi và lối sống cho giới trẻ. Tuy nhiên, báo điện tử vẫn chưa thực sự làm tốt vai trò của mình. Do sức ép từ doanh thu, một số báo điện tử đã “bất chấp” đưa ra những thông tin thiếu trung thực, rẻ tiền, xoáy quá sâu...

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan. Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có ...