http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33454
Tại
35 bệnh viện tuyến trung ương, chỉ có 22 bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường
xử lý chất thải rắn, còn lại 13 bệnh viện (chiếm 37%) tự xử lý. Trong đó, 6 bệnh
viện sử dụng lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế và 7 bệnh viện sử dụng hóa chất
để xử lý.
Đại
diện Cục Quản lý Môi trường cho biết
trong quá trình kiểm tra, đoàn công tác phát hiện rất nhiều lỗi trong
quá trình xử lý rác thải tại các bệnh viện này. Cụ thể, sử dụng chế phẩm diệt
khuẩn chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; việc phân loại, thu gom rác thải tại
hầu hết các bệnh viện được kiểm tra đều làm chưa tốt.
Theo
báo cáo, 6 bệnh viện Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải đó là: Mắt
Trung ương, Nội tiết Trung ương, Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội, Điều dưỡng –
phục hồi chức năng Trung ương, Y học cổ truyền Trung ương và Châm cứu Trung
ương. Đáng chú ý, phần lớn bệnh viện trong số này đều nằm trong nội thành và tại
các khu vực đông dân cư của Hà Nội.
Cũng
theo báo cáo này, qua khảo sát tại bệnh viện tuyến Trung ương thời gian qua, việc
quản lý chất thải rắn nguy hại còn nhiều bất cập. Trong đó có bệnh viện lưu giữ
chất thải rắn y tế quá thời gian quy định (Bệnh viện ĐH Y Thái Bình), có nơi
chưa có kho lưu trữ riêng chất thải lây nhiễm, hóa học (Bệnh viện E). Tại Bệnh viện Việt Đức, Cục Quản lý môi trường
y tế đánh giá việc xử lý vật sắc nhọn chưa đảm bảo an toàn…
Về
quản lý, sử dụng chế phẩm diệt khuẩn tại cơ sở y tế, Cục Quản lý môi trường y tế
cũng cho biết có hiện tượng cơ sở y tế mua và sử dụng chế phẩm chưa được cấp
phép lưu hành, có hạn sử dụng dài hơn hạn được Bộ Y tế cho phép.
Mời
các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn cùng chủ đề “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện
tuyến Trung ương” của tác giả Phạm Thị
Quỳnh Trang tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33454
Nhận xét
Đăng nhận xét