Chuyển đến nội dung chính

Tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh)

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14311


Luận văn: Tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh)

Luận văn đã cập nhật, hệ thống hóa tương đối đầy đủ những nguồn tư liệu khảo cổ học, kết qủa nghiên cứu từ trước tới nay về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử và bước đầu đưa ra những đặc điểm cơ bản về đặc trưng kiến trúc, cũng như kỹ thuật xây tháp thời kỳ này.
Đồng thời, luận văn cung cấp tư liệu, thông tin mới nhất về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử và các khu di tích khác thuộc vùng văn hóa Yên Tử như chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên (Quảng Ninh) và chùa Thanh Mai, chùa Côn Sơn (Hải Dương) phát hiện được qua điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học.
Thông qua nghiên cứu tháp và hệ thống chùa đi kèm, các đối tượng được thờ trong tháp, sự phát triển các dòng phái Phật giáo ở Yên Tử thời kỳ này làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh của Phật giáo ở Yên Tử, sự kế thừa và phát triển của Phật giáo nơi đây.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trùng tu, xây dựng lại tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử nói riêng và ở nước ta nói chung.
Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể giúp làm rõ thêm các đặc trưng cấu trúc kiến trúc và di vật thời Lê, giúp xác định niên đại của di tích, di vật ở các địa điểm khác chuẩn xác hơn.


Title: Tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh)
Other Titles: Lê-period Tower in Yên Tửsite area (Quảng Ninh)
Authors: Mai, Thùy Linh
Keywords: Khảo cổ học;Di tích lịch sử;Tháp thời Lê;Di tích Yên Tử
Issue Date: 2015
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Citation: 100 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14311
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan. Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có ...

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Mối quan hệ giữa đạo Cao Đài và văn hóa Nam Bộ

Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời.        Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba. Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, s...