Chuyển đến nội dung chính

Sáng tỏ bí ẩn bàn cầu cơ

Bàn cầu cơ (Ouija board) được những người mê tín dùng để giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc thế lực huyền bí. Giờ đây, nó có thể giúp làm sáng tỏ những bí mật của suy nghĩ vô thức.

Cầu cơ - tấm bảng "gọi hồn" cổ xưa

Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.
Bàn cầu cơ là một bản gỗ có in các chữ cái trong bảng alphabet và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không). Cùng với đó là một tấm gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.
Có hai cách phổ biến sử dụng cầu cơ, với những người coi nó như một món đồ chơi thông thường, khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Đáp án chỉ là có hoặc không. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.
Những người mê tín tin rằng bàn cầu cơ là phương pháp giao tiếp với linh hồn
Những người tham gia chiêu hồn lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ đến tạo thành câu và các cụm từ có ý nghĩa. Người ta cho rằng, hành động như thế là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta, dù rằng nguyên nhân thực sự là do hiệu ứng vô thức (ideomotor effect) khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết.

Lý giải của khoa học

Đó là lý do bàn cầu cơ thu hút sự chú ý của các nhà tâm lý học ở ĐH British Columbia (Canada) tiến hành thử nghiệm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ý nghĩ vô thức đóng vai trò nào đó trong các hoạt động mà người tham gia không chủ ý tạo nên.
Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe. Đây được gọi là “thây ma nội tại”Hélène Gauchou ở Hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh), nói.
Hiệu ứng vô thức
Nhóm nghiên cứu của Gauchou sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Để đơn giản hóa vấn đề, nhóm nghiên cứu mỗi lần chỉ để một tình nguyện viên đặt tay lên planchette. Hiệu ứng vô thức được tối đa hóa nếu người chơi tin rằng họ không dùng tay để gây ra chuyển động - đó là lý do tại sao bàn cầu cơ rất thành công khi được cả nhóm cùng chơi. Sau đó, tình nguyện viên thông báo họ sẽ chơi cùng với người nữa. Đối tượng được bịt mắt nên không biết rằng người chơi cùng không hề đặt tay lên planchette khi cuộc chơi bắt đầu.
Cách thử này đã có tác dụng. Một vài tình nguyện viên nghi ngờ người chơi của mình đã tác động - mà không biết rằng họ là người chơi duy nhất.
Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa
Nhóm nghiên cứu của Goucher hỏi các tình nguyện viên các câu hỏi “có” “không”bằng cách sử dụng bàn cầu cơ. Sau đó, họ lại hỏi các tình nguyện viên những câu hỏi giống hệt, nhưng các tình nguyện viên trả lời bằng cách gõ lên máy tính. Các tình nguyện viên cũng được hỏi xem họ có biết chắc chắn câu trả lời hay chỉ phỏng đoán.
Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa. Khi dùng bàn cầu cơ, số đáp án chính xác của họ là 65% - cho thấy rằng trong tiềm thức của họ đã có ý niệm về đáp án đúng, và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn “Xây dựng nền văn hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” của tác giả Hoàng Thị Hồng Nga tại đường link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19976 Luận văn bao gồm các nội dung sau - Tái hiện lại những yếu tố bối cảnh quốc tế (ảnh hưởng từ Liên Xô, Trung Quốc) và trong nước (đời sống kháng chiến, đời sống văn hóa) tới quá trình xây dựng lý luận của nền văn hóa mới: văn hóa dân chủ nhân dân trong thời kỳ đất nước có chiến tranh.  - Phân tích và làm sáng rõ những thành tựu nổi bật của các ngành, các lĩnh vực của nền văn hóa mới trong kháng chiến như: tiếp tục xây dựng lý luận của nền văn hóa kháng chiến trên nền tảng cơ bản của Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943) (2/9/1945 - 7/1948); từng bước phát triển lý luận văn hóa, phục vụ kháng chiến – kiến quốc (7/1948 - 1954); xây dựng thiết chế văn hóa trong các lĩnh vực. Từ đó, khẳng định được những đóng góp to lớn của Đảng, cũng như giới văn hóa, nghệ sĩ trong v...

Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36998 Keywords Xác suất, Thống kê toán học, Toán tử ngẫu nhiên, Không gian Banach Citation Trần, M. C. (2011). Thác triển khai toán tử ngẫu nhiên trong không gian banach khả ly. Luận án Tiến sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Publisher Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Appears in Collections: HUS - Dissertations

Vấn đề kết hôn của phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và việc Việt Nam gia nhập WTO, chắc chắn quan hệ kinh tế -văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong đó có khu vực Đông Bắc Á sẽ ngày một phát triển hơn. Cùng với sự gia tăng đầu tư trực tiếp,quan hệ buôn bán, trao đổi văn hóa,v.v.. số lượng người từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đến Việt Nam làm ăn cũng ngày một gia tăng, kéo theo sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với công dân của các quốc gia trong khu vực. Bài viết này đề cập cụ thể tới hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan. Về phía Đài Loan, vấn đề kết hôn giữa đàn ông Đài Loan với các cô gái Việt Nam đã được Văn phòng Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Đài Loan thống kê sớm nhất vào năm 1994 với 530 người, và những số liệu từ năm 1997 trở về trước được thống kê đầy đủ hơn so với số liệu của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở thµnh phè Hồ Chí Minh. Trái lại, số liệu của Văn phòng kinh tế -Văn hóa Đài Bắc ở TP Hồ Chí Minh từ những năm 1998 lại đây lại có ...